Đồng hồ Rolex Datejust 41 Mặt số nâu chocolate Cọc số kim cương

Thương hiệu đồng hồ Rolex dường như đã quá đỗi quen thuộc với người chơi đồng hồ không chỉ ở Việt Nam, lịch sử ngành công nghiệp đồng hồ có nhiều nốt thăng trầm lên xuống nhưng dường như thương hiệu vương miện Rolex vẫn không ngừng phát triền, cải tiến kỹ thuật và để lại trong tâm trí người chơi qua nhiều thế hệ là những ấn tượng tốt, hình ảnh đẹp, chất lượng chuẩn mực của những chiếc đồng hồ thèm được sở hữu nhất.

Rolex Oyster Perpetual Datejust 41 m126331-0004

Rolex Oyster Perpetual Datejust 41 m126331-0004

Phiên bản đồng hồ Rolex Datejust 41 mã hiệu 126331-0004 xuất hiện trong lớp vỏ Oyster chế tác bằng thép độc quyền 904L oystersteel nổi bật với chất lượng hoàn thiện sáng bóng thân vỏ, lớp vỏ áo giáp này cùng núm vặn dạng xoắn vít 2 tầng twinlock chống thấm nước bảo vệ đồng hồ an toàn ở độ sâu 100m. Vành đồng hồ bezel dạng rãnh khía được làm từ vàng hồng everose độc quyền, độ tương phản ánh sáng bắt mắt giúp nhận diện cho phiên bản đồng hồ Rolex Datejust được tốt hơn.

Rolex Oyster Perpetual Datejust 41 m126331-0004

Phiên bản đồng hồ Rolex Datejust 126331 được hãng thiết kế lớp gam màu mặt số nâu chocolate, mỗi lớp mặt số của đồng hồ rolex đều được hãng hoàn thiện chế tác thủ công từ những nghệ nhân có thâm niên tay nghề đạt chuẩn. Gam màu mặt số nâu chocolate của đồng hồ Rolex Datejust 126331 là một trong những gam màu mặt số được yêu thích nhất bởi người chơi đồng hồ khắp nơi.

Rolex Oyster Perpetual Datejust 41 m126331-0004

Bộ dây đeo đồng hồ Jubilee được hãng Rolex chế tác với chất liệu thép oystersteel và vàng hồng everose độc quyền, thiết kế 5 mối nối nổi bật, lên thoáng tay và ôm gọn cổ tay người đeo, bộ dây Jubilee dường như đã khẳng định vị thế là một trong những bộ dây đeo chất lượng và ăn điểm nhất của bộ sưu tập Datejust. Bộ dây jubilee có độ hoàn thiện tỷ mỷ đánh bóng 3 mối nối giữa và xước mờ hai mối nối còn lại, tạo tổng thể ăn khớp với thân vỏ oyster của phiên bản Rolex Datejust 126331.

>> Xem thêm:  đồng hồ rolex cosmograph daytona

Rolex Oyster Perpetual Datejust 41 m126331-0004

Bộ chuyển động Calibre 3235 Automatic của phiên bản Rolex Datejust 41mm mã hiệu 126331-0003 có độ chính xác +/-2s/ ngày, tích hợp các công nghệ độc quyền cùng bằng sáng chế của hãng và đều được kiểm nghiệm đạt chuẩn Superlative Chronometer cho sự chính xác và chất lượng bền bỉ mà mỗi cỗ máy đồng hồ Rolex xuất xưởng. Bộ chuyển động Calibre 3235 được trang bị dây tóc xanh Parachrom kháng từ tốt hơn, sử dụng công nghệ Paraflex giúp chống sốc tốt hơn.

>> Xem thêm: đồng hồ rolex day date

"DHCH | Thương hiệu Đồng Hồ Chính Hãng của các thương hiệu đồng hồ nổi tiếng Nga, Thụy Sĩ. Với hơn 30 thương hiệu đồng hồ cao cấp, khách hàng thoải mái lựa chọn những sản phẩm có mức giá phù hợp và chế độ bảo hành chất lượng, uy tín số 1 Việt Nam. Address: 5A Lê Đức Thọ, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam.

Email: dhch1980@gmail.com .

Support 24/7: (+84) 90463 7007 

Biến chứng bàn chân do đái tháo đường

Biến chứng bệnh tiểu đường - Biến chứng bàn chân do đái tháo đường (DFD) có tỷ lệ mắc cao hơn ở nam giới và bệnh nhân trên 60 tuổi. Gánh nặng của DFD dự kiến ​​sẽ tăng lên trong tương lai do sự phổ biến của các yếu tố khuynh hướng, chủ yếu là bệnh thần kinh ngoại biên do đái tháo đường và thiếu máu cục bộ chi ngoại vi liên tục gia tăng.

Tỷ lệ người mắc biến chứng bàn chân do đái tháo đường hằng năm trên thế giới ước tính khoảng 4%-10%, trong số đó có tới 1%-4% bệnh nhân đã bị viêm loét. Nguy cơ suốt đời đối với sự phát triển của loét bàn chân do đái tháo đường dao động từ 15%-25%.

Biến chứng bàn chân do đái tháo đường

Biến chứng bàn chân do đái tháo đường có thể dẫn đến cắt cụt chi

Biến chứng bàn chân do đái tháo đường là gì?

Biến chứng bàn chân do đái tháo đường (DFD) một thuật ngữ y khoa để chỉ tổn thương những dây thần kinh do bệnh đái tháo đường gây ra. Các loại đặc biệt như bệnh nhân thần kinh ngoại biên di truyền Charcot–Marie–Tooth cũng được đưa vào DFD. Bệnh nhân mắc biến chứng bàn chân do đái tháo đường cũng có nhiều khả năng xuất hiện các biến chứng khác liên quan đến đái tháo đường như bệnh thận, bệnh võng mạc, thiếu máu cơ tim và bệnh mạch máu não.

Theo bác sĩ Võ Đôn, biến chứng bàn chân do đái tháo đường (DFD) là một biến chứng phổ biến có tính chất đa yếu tố. Do đó, việc hiểu rõ về các yếu tố nguy cơ dễ mắc phải khác nhau của bệnh sẽ giúp ích trong cả việc phòng ngừa và điều trị.

 

>> Tham khảo: Triệu chứng tiểu đường type 1

Nguyên nhân gây biến chứng bàn chân do đái tháo đường

Biến chứng bàn chân do đái tháo đường (DFD) bao gồm một số bệnh lý, chủ yếu là bệnh thần kinh ngoại biên do đái tháo đường và bệnh động mạch ngoại vi dẫn đến loét bàn chân. Loét bàn chân do đái tháo đường cuối cùng có thể dẫn đến cắt cụt chi, đặc biệt là khi nhiễm trùng vết thương hoặc viêm tủy xương.

  • Bệnh thần kinh đái tháo đường: Là các rối loạn chức năng thần kinh ngoại biên ở người bệnh đái tháo đường, sau khi loại trừ các nguyên nhân có thể gây ra bệnh thần kinh ngoại vi khác. Sự hiện diện của bệnh thần kinh ngoại biên do đái tháo đường là yếu tố khởi đầu của sự phát triển loét bàn chân ở bệnh nhân đái tháo đường. Khi dây thần kinh bị tổn thương sẽ dẫn đến tê ngoại vi chi dưới, khó cảm nhận được cảm giác ở ngon chi, khó chịu, đau nhức hoặc nhiễm trùng trên bàn chân. Rối loạn cảm giác này có thể dẫn đến tăng nguy cơ bị lở loét và phồng rộp. Nếu người bệnh không được điều trị nhiễm trùng, các vết loét có thể phát triển thành hoại thư, dẫn đến việc phải cắt cụt chi. Nguy cơ loét bàn chân do đái tháo đường tăng gấp 7 lần ở những bệnh nhân bị bệnh thần kinh ngoại vi do đái tháo đường. Ước tính có khoảng 45%- 60% tất cả các vết loét ở bệnh nhân đái tháo đường chủ yếu là do bệnh lý thần kinh, trong khi 45% các vết loét là do các yếu tố thần kinh và thiếu máu cục bộ kết hợp.
  • Bệnh mạch máu ngoại vi (PAD): Là một trong những nguyên nhân đa yếu tố dẫn đến bệnh đái tháo đường bàn chân. Sự hiện diện của PAD làm thay đổi phản ứng bình thường của cơ thể đối với các vết loét ở bàn chân và dẫn đến tình trạng loét chân dai dẳng không lành khi nhu cầu cung cấp máu tăng lên. PAD dẫn đến sự tiến triển của nhiễm trùng, làm tăng sự phá vỡ mô, thiếu oxy, dinh dưỡng và kháng sinh. Tất cả những yếu tố này càng góp phần vào khả năng bị cắt cụt chân.
  • Các yếu tố, nguy cơ khác: Ngoài bệnh thần kinh ngoại biên do đái tháo đường và bệnh mạch máu ngoại vi, một số yếu tố nguy cơ khác có thể bao gồm: Ít vận động khớp; dị tật bàn chân và có vết loét hoặc từng bị cắt cụt chi trước đó ở cùng một bên hoặc bên cạnh; suy giảm thị lực; lớn tuổi; bệnh thận mãn tính; bệnh đái tháo đường kéo dài và tăng đường huyết không kiểm soát được.

Các triệu chứng của biến chứng bàn chân do đái tháo đường

Các triệu chứng bàn chân của bệnh đái tháo đường có biểu hiện khác nhau, phụ thuộc vào các vấn đề cụ thể mà người bệnh đang gặp phải trong từng thời điểm. Song những triệu chứng chung phổ biến nhất mà người bệnh có thể gặp phải thường bao gồm: Mất cảm giác, cảm giác tê hoặc ngứa ran, xuất hiện vết phồng rộp hoặc các vết thương khác không đau, sự thay đổi màu da và nhiệt độ, vệt đỏ, vết thương có hoặc không có dịch tiết, đau nhói…

Nếu tình trạng nhiễm trùng phát triển, người bệnh cũng có thể gặp phải một số dấu hiệu bao gồm: Sốt, ớn lạnh, không kiểm soát được lượng đường trong máu, sốc, các chi tấy đỏ… Nếu gặp phải các triệu chứng nhiễm trùng, đặc biệt là ở bàn chân, người bệnh phải đến bệnh viện để được điều trị khẩn cấp. – Bác sĩ Đôn khuyến cáo.

triệu chứng của biến chứng bàn chân do đái tháo đường

Mất cảm giác, cảm giác tê hoặc ngứa ran, xuất hiện vết phồng rộp hoặc các vết thương khác không đau, sự thay đổi màu da và nhiệt độ, vệt đỏ, vết thương… là các dấu hiệu phổ biến của biến chứng bàn chân do đái tháo đường

Các biến chứng bàn chân do đái tháo đường

Bệnh thần kinh đái tháo đường và bệnh mạch máu ngoại vi có thể gây ra các biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng, liên tục như: Loét chân hoặc vết thương không lành; nhiễm trùng bao gồm nhiễm trùng da, nhiễm trùng xương và áp xe; hoại thư, khi nhiễm trùng gây chết mô biến dạng chân; bàn chân Charcot (Charcot’s foot), làm thay đổi hình dạng của bàn chân do xương bàn chân và ngón chân bị dịch chuyển hoặc gãy; Thay đổi thể chất vĩnh viễn do hoại thư; cắt cụt chân…

Theo bác sĩ Đôn, để các biến chứng nguy hiểm không xảy ra, cách duy nhất là người bệnh cần được quản lý tốt tình trạng đái tháo đường bằng cách uống thuốc và kiêng khem trong việc ăn uống, sinh hoạt nghiêm ngặt theo chỉ dẫn của bác sĩ.

>> Xem thêm: Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuýp 2

Bệnh tiểu đường có bao nhiêu loại?

Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là gì mà số lượng bệnh nhân không ngừng tăng mỗi năm? Không những thế, căn bệnh này đang trở thành gánh nặng y tế tại các nước thu nhập trung bình đến thấp, hay thậm chí ở các nước phát triển. Hãy cùng tìm hiểu căn bệnh này và những biến chứng tiểu đường thông qua bài viết dưới đây. Dự tính đến năm 2030, cả thế giới sẽ có hơn 500 triệu người mắc đái tháo đường. Bệnh đái tháo đường, đặc biệt là đái tháo đường týp 2, là nguyên nhân nhiều nhất gây mù lòa, chạy thận nhân tạo và đoạn chi. Song song đó, các biến cố tim mạch như nhồi máu cơ tim, đột quỵ do đái tháo đường cũng là những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu.

Bệnh tiểu đường là gì?

Dấu hiệu tiền tiểu đường - Để tìm hiểu về bệnh, trước hết ta cần biết bệnh tiểu đường là gì? Bệnh tiểu đường, còn gọi là bệnh đái tháo đường, là một bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính rất phổ biến. Khi mắc bệnh, cơ thể mất đi khả năng sử dụng hoặc sản xuất ra hormone insulin một cách thích hợp, đồng nghĩa với việc bạn có lượng đường trong máu hay vượt mức bình thường và cơ thể không có khả năng tự điều chỉnh lượng đường trở lại mức bình thường. Tình trạng này có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng cho cơ thể, bao gồm cho cả mắt, thận, thần kinh và tim.

Phân loại bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường có bao nhiêu loại?

Bệnh tiểu đường được phân ra ba loại chính, đó là tiểu đường týp 1, tiểu đường týp 2 và bệnh tiểu đường thai kỳ.

Bệnh đái tháo đường (tiểu đường) týp 1

Bệnh tiểu đường týp 1, là chứng rối loạn tự miễn, trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các tế bào tuyến tụy là nơi sản xuất insulin thay vì các yếu tố bên ngoài. Điều này sẽ gây ra sự thiếu hụt insulin và tăng lượng đường huyết. Nếu bạn bị tiểu đường týp 1, các triệu chứng sẽ xuất hiện rất sớm và ở độ tuổi khá trẻ, thường là ở trẻ nhỏ hay tuổi vị thành niên. Hiện nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác của bệnh tiểu đường týp 1. Tuy nhiên, bạn có thể có nguy cơ cao bị bệnh tiểu đường týp 1 nếu:

  • Mẹ hoặc anh chị em bị bệnh tiểu đường týp 1.
  • Tiếp xúc với một số virus gây bệnh.
  • Sự hiện diện của kháng thể bệnh tiểu đường.
  • Thiếu vitamin D, sớm sử dụng sữa bò hoặc sữa bột có nguồn gốc từ sữa bò, và ăn các loại ngũ cốc trước 4 tháng tuổi. Mặc dù chúng không trực tiếp gây ra bệnh tiểu đường týp 1, nhưng cũng góp phần làm tăng tỉ lệ mắc bệnh.
  • Các nước như Phần Lan và Thụy Điển, có tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường týp 1 khá cao.

Bệnh đái tháo đường (tiểu đường) týp 2

Đây còn gọi là bệnh tiểu đường không phụ thuộc insulin (NIDDM), là loại tiểu đường phổ biến nhất, chiếm 90% đến 95% tổng số bệnh nhân. Bệnh thường xuất hiện ở tuổi trưởng thành, nhưng do tỷ lệ béo phì ngày càng cao ở người trẻ tuổi nên hiện nay độ tuổi mắc bệnh tiểu đường týp 2 ngày càng trẻ.

Các loại khác của bệnh

Đái tháo đường thai kỳ là một loại tiểu đường chỉ xảy ra ở phụ nữ mang thai. Bệnh này có thể gây ra các vấn đề cho cả bà mẹ và trẻ sơ sinh nếu không được theo dõi kĩ càng. Tuy nhiên, bệnh tiểu đường thai kỳ thường tự hết sau khi sinh con. Các loại tiểu đường khác thì ít gặp hơn, nguyên nhân có thể đến từ hội chứng di truyền, phẫu thuật, thuốc, suy dinh dưỡng, nhiễm trùng hoặc khi mắc các bệnh khác. Đái tháo nhạt, mặc dù có tên gần giống với các loại trên, là một trường hợp bệnh khác gây ra do thận mất khả năng trữ nước. Tình trạng này là rất hiếm và có thể điều trị được.

Nguyên nhân gây bệnh -  Nguyên nhân gây biến chứng tiểu đường

Để biết được nguyên nhân gây bệnh tiểu đường là gì, đầu tiên bạn phải hiểu được quá trình chuyển hóa glucose trong cơ thể.

Trao đổi glucose

Glucose là chất cần thiết cho cơ thể của bạn, nó đóng vai trò là nguồn năng lượng cho các tế bào của cơ bắp và các mô, đặc biệt não bộ. Glucose có trong thực phẩm bạn ăn và được dự trữ trong gan dưới dạng glycogen. Trong trường hợp bạn biếng ăn dẫn đến lượng glucose trong máu quá thấp, gan của bạn sẽ ly giải những phân tử glycogen thành glucose và cân bằng lại lượng đường trong máu. Máu hấp thụ glucose và cung cấp cho các tế bào trong cơ thể. Tuy nhiên, các tế bào này không thể sử dụng nguồn “nhiên liệu” này một cách trực tiếp, mà phải có sự hỗ trợ của hormone insulin (được sản xuất bởi tuyến tụy). Sự có mặt của insulin cho phép glucose được hấp thu vào các tế bào, làm giảm nồng độ glucose trong máu. Sau đó, khi đường huyết của bạn đã giảm, tuyến tụy cũng sẽ giảm sản xuất insulin. Bất kỳ sự bất thường nào xảy ra trong quá trình trao đổi chất này đều có thể làm cho glucose không thể đi vào các tế bào và cung cấp năng lượng. Kết quả là lượng đường vẫn còn trong máu. Sự mất cân bằng này được tích lũy qua thời gian và dẫn đến lượng đường trong máu cao đáng kể, được gọi là tăng đường huyết.

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuýp 1

Nguyên nhân chính xác gây bệnh tiểu đường týp 1 không rõ. Theo các chuyên gia, nguyên nhân tiểu đường có thể là do hệ thống miễn dịch tấn công và phá hủy các tế bào sản xuất insulin của tuyến tụy. Điều này khiến bạn có ít hoặc không có đủ insulin. Lúc này, lượng đường thay vì chuyển đến các tế bào lại tích lũy trong máu, gây ra bệnh tiểu đường. Bệnh tiểu đường týp 1 được cho là do tính nhạy cảm di truyền và các yếu tố môi trường gây ra, mặc dù các yếu tố chính xác gây bệnh vẫn chưa rõ.

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường týp 2 và tiền tiểu đường

Ở những người bị tiền tiểu đường và tiểu đường týp 2, các tế bào trở nên đề kháng với hoạt động của insulin và tuyến tụy không thể tạo đủ insulin. Lúc này, đường sẽ không thể đến các tế bào trong cơ thể mà tích tụ trong máu. Khi mắc tiểu đường tuýp 2, các tế bào trong cơ thể trở nên đề kháng với insulin, và tuyến tụy không thể tạo ra đủ lượng insulin để bù đắp. Thiếu insulin nên đường sẽ tích tụ lại trong máu thay vì di chuyển vào các tế bào để tạo ra năng lượng. Các bác sĩ tin rằng yếu tố di truyền và môi trường có liên quan đến sự phát triển của bệnh tiểu đường týp 2. Thừa cân là yếu tố nguy cơ chủ yếu, nhưng không phải tất cả những người bị tiểu đường týp 2 đều thừa cân.

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường thai kỳ

Trong thời kỳ mang thai, nhau thai tạo ra kích thích tố để duy trì thai kỳ của bạn. Những kích thích tố này làm cho các tế bào có khả năng kháng insulin tốt hơn. Thông thường, tuyến tụy đáp ứng bằng cách sản xuất đủ insulin để vượt qua sức đề kháng này. Tuy nhiên, đôi khi tuyến tụy không thể sản xuất đủ insulin. Khi điều này xảy ra sẽ dẫn đến lượng đường vận chuyển vào các tế bào giảm và lượng tích tụ trong máu tăng, dẫn đến tiểu đường thai kỳ.

>> Xem thêm:  Bài tập thể dục hạ đường huyết

Các loại thuốc điều trị tiểu đường?

Các loại thuốc điều trị tiểu đường?

Uống thuốc tiểu đường - Bệnh đái tháo đường là tình trạng lượng đường trong máu tăng vượt ngưỡng cho phép. Có thể phân loại bệnh tiểu đường thành hai tuýp gồm đái tháo đường tuyp 1 và tuyp 2. Đa số người bệnh sẽ phải dùng thuốc hạ đường huyết hàng ngày sau khi chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường.

Một số nhóm thuốc hạ đường huyết thường được sử dụng nhất bao gồm:

Insulin: Được sử dụng một dạng insulin tổng hợp được dùng trong điều trị tiểu đường tuýp 1, tiểu đường thai kỳ. Đối với tiểu đường tuýp 2 thì Insulin sẽ dùng trong các trường hợp cấp tính (nhiễm toan, chấn thương, phẫu thuật), suy gan thận hoặc khi các thuốc tiểu đường khác không còn hiệu quả.
Metformin (Glucophage): Đây được coi là thuốc đầu tay trong điều trị tiểu đường tuýp 2. Thuốc có tác dụng làm giảm sự đề kháng insulin và giảm sự tạo glucose tại gan. Ngoài ra, nó còn gây ra cảm giác chán ăn nên phù hợp với người thừa cân.
Sulfonylurea (Diamicron, Amaryl): Làm giảm lượng đường trong máu bằng cách kích thích tuyến tụy tăng giải phóng insulin. Do đó, thuốc chỉ có hiệu quả ở người đái tháo đường tuýp 2.
Acarbose: Nhóm thuốc tiểu đường này làm giảm khả năng hoạt động của men tiêu hóa tinh bột tại ruột, giảm hấp thu đường, người bệnh cần uống trước bữa ăn mới hiệu quả.
Một số thuốc tiểu đường khác được sử dụng như: Thuốc ức chế DPP4, thuốc chủ vận dopamin, thuốc ức chế SGLT2,... Đa số các thuốc này ít được dùng riêng rẽ mà thường kết hợp với metformin.

>> Tham khảo: tiền tiểu đường là gì

Tùy vào tình trạng và thể bệnh mà bác sĩ hoặc dược sĩ sẽ lựa chọn loại thuốc phù hợp cho người bệnh.

Khi nào dừng uống thuốc tiểu đường là thắc mắc của nhiều người bệnh đang dùng thuốc tiểu đường
Khi nào dừng uống thuốc tiểu đường là thắc mắc của nhiều người bệnh đang dùng thuốc tiểu đường
 

Bệnh tiểu đường giai đoạn đầu là gì?

Bệnh tiểu đường giai đoạn đầu là gì?

Bệnh tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hóa khi xảy ra tình trạng kháng insulin hoặc tuyến tụy sản xuất không đủ insulin, làm tăng cao chỉ số đường huyết. Bệnh gồm có 4 giai đoạn: giai đoạn đầu hay còn gọi là tiền tiểu đường, giai đoạn tiến triển, giai đoạn khó kiểm soát, giai đoạn cuối. Những giai đoạn đầu thường tiến triển âm thầm suốt nhiều năm với những triệu chứng khó nhận biết, nhất là tiểu đường type 2.

Nếu bệnh được phát hiện ở giai đoạn đầu thì việc điều trị sẽ dễ dàng, cơ hội bình phục hoàn toàn mà không cần dùng thuốc khá cao. Tuy nhiên, giai đoạn này các triệu chứng khá mơ hồ, nên hơn 50% người mắc đã bỏ qua cơ hội vàng để điều trị ở giai đoạn tiền tiểu đường mà đợi đến khi bệnh phát nặng, các triệu chứng biểu hiện rõ rệt mới phát giác thì đã muộn. Mặt khác, ở mỗi giai đoạn bệnh mục tiêu điều trị sẽ khác nhau, không phải cứ chăm chăm dùng thuốc để hạ đường huyết là ổn. Ở giai đoạn đầu, việc điều trị không nằm chủ yếu ở thuốc mà là rèn luyện lại thói quen sinh hoạt, ăn uống đúng cách, tập thể dục điều độ.

Do đó, việc nhận biết các dấu hiệu bệnh tiểu đường giai đoạn đầu là rất quan trọng vì có thể giúp cơ thể phục hồi, thoát khỏi bệnh tật đeo bám, cải thiện sức khỏe, tuổi thọ và chất lượng cuộc sống.

Bệnh tiểu đường giai đoạn đầu là gì?

Các triệu chứng của bệnh tiểu đường giai đoạn đầu

Đi tiểu thường xuyên

Khi lượng đường trong máu tăng cao, chúng không được hấp thu hết vào tế bào, cho nên cơ thể phải đào thải qua đường tiểu. Cho nên một trong những triệu chứng của tiền tiểu đường chính là đi tiểu nhiều lần, thường khoảng 4 – 7 lần trong vòng 24 giờ. Mặc dù trước khi đi ngủ đã đi tiểu nhưng nửa đêm họ vẫn phải thức dậy đi tiểu nhiều lần.

Khát nước liên tục

Một trong những triệu chứng điển hình của bệnh tiểu đường là khát nước liên tục. Do đi tiểu nhiều lần nên cơ thể bị mất nước và phải bù nước liên tục. Do đó, dù đã uống nước, họ vẫn liên tục cảm thấy khát. Thậm chí người mắc tiền tiểu đường có thể uống tới 4 lít nước/ ngày, trong khi mức trung bình ở người bình thường chỉ có 2 lít.

Khát nước liên tục.

>> Tham khảo: tiểu đường type 1

Cảm giác vô cùng đói

Dù mới vừa ăn xong, người bệnh tiểu đường vẫn cảm thấy thèm ăn và rất đói. Đó là do đường hấp thu vào cơ thể không được chuyển thành năng lượng cung cấp cho tế bào, đặc biệt là tế bào não. Cho nên, não liên tục gửi tín hiệu đói xuống dạ dày để cơ thể tiếp tục bổ sung thực phẩm.

Giảm cân đột ngột

Mặc dù vẫn ăn uống đầy đủ, người mắc bệnh tiểu đường vẫn bị sút cân nhanh và không rõ lý do. Đó là bởi vì lượng đường có trong máu tuy cao nhưng cơ thể không thể hấp thụ. Do đó, để có năng lượng cung cấp cho tế bào hoạt động, cơ thể buộc phải đốt mỡ từ mô, phá hủy protein trong cơ bắp, gây ra tình trạng sụt cân nhanh chóng. Người bệnh có thể giảm từ 5 đến 10 kg chỉ trong vòng 1 đến 2 tuần.

Dấu hiệu bệnh tiểu đường giai đoạn đầu: Giảm cân đột ngột.

Cơ thể luôn ở trong tình trạng mệt mỏi

Bởi vì sụt cân đột ngột, cơ thể thiếu năng lượng nuôi tế bào và tiểu đêm nhiều dẫn đến mất ngủ, người bệnh tiểu đường sẽ luôn trong trạng thái yếu đuối, mệt mỏi. Nếu lâm vào tình trạng nghiêm trọng thì ngay cả thực hiện những công việc hằng ngày hay chăm sóc cho mình cũng là một điều không dễ làm.

Tê bì hoặc ngứa ran ở bàn chân, bàn tay

Vào buổi sáng sau khi thức dậy, lượng đường huyết cao sẽ gây tổn thương các dây thần kinh cảm giác đặc biệt là thần kinh ngoại biên, gây nên cảm giác tê bì hoặc ngứa ran ở bàn chân, bàn tay.

Mờ mắt

Lượng đường trong máu cao có thể gây đau mỏi hốc mắt, hình ảnh nhìn thấy bị méo, mờ mắt hoặc hiện tượng ruồi bay (những hạt mờ mờ trôi lơ lửng trong tầm nhìn). Nếu người bệnh phát hiện sớm và điều trị ổn định đường huyết, hiện tượng này có thể được điều trị khỏi.

Da bị khô, ngứa, thâm

Bệnh tiểu đường khiến mạch máu dưới da bị tổn thương gây nên hiện tượng ngứa ran. Đi tiểu nhiều lần làm cơ thể bị mất nước cho nên làn da sẽ bị khô. Cơ thể kháng insulin do tụy tiết ra gây ra tình trạng thay đổi nội tiết tố khiến da bị thâm ở vùng cổ, vùng nách.

Vết thương trên da lâu lành

Những vết cắt, vết trầy nhỏ trên da ở người bệnh tiểu đường sẽ lâu lành hơn bình thường, đặc biệt là rất dễ bị nhiễm trùng, hoại tử. Đó là bởi vì biến chứng thần kinh của bệnh tiểu đường khiến người bệnh không cảm nhận được khi mình bị thương, do đó dễ làm vết thương nghiêm trọng hơn, đặc biệt là vết thương ở bàn chân. Ngoài ra, biến chứng mạch máu ngoại vi do tiểu đường cũng làm giảm lượng máu đến các mô bị thương, khiến các tác nhân bên ngoài như vi khuẩn dễ tấn công gây nhiễm trùng.

>> Xem thêm: tiểu đường type 2

Lợi ích của chuối đối với người bệnh đái tháo đường

Thành phần dinh dưỡng của chuối

>> Xem thêm:  bệnh tiểu đường ăn chuối được không

Chuối là loại quả quen thuộc, rẻ tiền nhưng lại chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Mặc dù chuối không phải là nguồn cung cấp đáng kể vitamin A hoặc sắt, nhưng chuối lại chứa ít calo, natri và cholesterol. 

Một quả chuối trung bình (khoảng 100g) chứa 89 calo, 1,1g protein, 22,8g carbohydrate, 12,2g đường, 2,6g chất xơ 0,3g chất béo.

Đặc biệt, mỗi quả chuối chứa khoảng 422mg kali, là một trong những chất dinh dưỡng quan trọng mà cơ thể cần để điều chỉnh sự cân bằng chất lỏng, co cơ và dẫn truyền thần kinh. Kali cũng có thể ngăn ngừa bệnh tim, bệnh thận, loãng xương, đột quỵ và giữ nước, có thể giúp tránh hoặc trì hoãn những biến chứng tiềm ẩn của bệnh đái tháo đường.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tăng lượng kali có thể giúp giảm nguy cơ huyết áp cao và bệnh tim mạch.

>> Tham khảo: tiểu đường có ăn mít được không

Lợi ích của chuối đối với người bệnh đái tháo đường

2.1 Chuối chứa chất xơ giúp thúc đẩy cảm giác no

Một quả chuối trung bình chứa khoảng 2,6 - 3g chất xơ. Một số lợi ích của chất xơ đối với những người mắc bệnh đái tháo đường bao gồm:

  • Làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thụ carbohydrate.
  • Làm giảm lượng đường và kiểm soát tốt bệnh đái tháo đường.
  • Chuối là thực phẩm có chỉ số đường huyết từ thấp đến trung bình.
  • Đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì môi trường ruột bình thường, trao đổi chất và giảm cholesterol.

>> xem thêm: nước tiểu kiến bâu là bệnh gì

 

Chỉ số Glucose trong máu ở mức bao nhiêu là mắc bệnh tiểu đường

Chỉ số Glucose trong máu ở mức bao nhiêu là mắc bệnh tiểu đường

 

Chỉ số biến chứng tiểu đường - Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi - Trưởng khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Đái tháo đường còn gọi là bệnh tiểu đường, là một trong những nguyên nhân chính của nhiều bệnh hiểm nghèo, điển hình là bệnh tim mạch vành,  tai biến mạch máu não, mù mắt, suy thận,... Nhận biết sớm dấu hiệu của bệnh để có phương án điều trị kịp thời là việc cần thiết.

1. Bệnh tiểu đường là gì?

Tiểu đường là căn bệnh biểu hiện bởi tình trạng tăng đường trong máu mãn tính do  thiếu insulin (vì tuyến tụy không tiết insulin hoặc insulin hoạt động không hiệu quả). Các triệu chứng đầu tiên của bệnh tiểu đường khá mơ hồ nên nhiều người không nhận ra hoặc nhầm lẫn với các bệnh khác.

Nếu không được điều trị thì bệnh tiểu đường sẽ làm giảm chất lượng sống, gây ra các biến chứng trên thận, mắt, tim, hệ thần kinh và làm giảm tuổi thọ của bệnh nhân. Đó chính là lý do giải thích vì sao việc chẩn đoán bệnh sớm, ví dụ như dựa vào chỉ số Glucose trong máu đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Đo chỉ số Glucose trong máu để xác định xem mình có mắc bệnh tiểu đường không
 
Đo chỉ số Glucose trong máu để xác định xem mình có mắc bệnh tiểu đường không.

2. Glucose trong máu bao nhiêu là tiểu đường?

 

Chỉ số Glucose của người bình thường là bao nhiêu?

Glucose (còn gọi là đường) là nguồn năng lượng chính đi nuôi cơ thể, được chuyển hóa từ các loại thực phẩm mà chúng ta cung cấp cho bản thân mỗi ngày. Trong máu của con người luôn có một lượng Glucose nhất định để đảm bảo việc cung cấp năng lượng cho các hoạt động thường ngày:

  • 90 - 130 mg/dl (tức 5 - 7,2 mmol/l) ở thời điểm trước bữa ăn.
  • Dưới 180 mg/dl (tức 10 mmol/l) ở thời điểm sau ăn khoảng 1 - 2 tiếng.
  • 100 - 150 mg/l (tức 6 - 8,3 mmol/l) ở thời điểm trước khi đi ngủ.

Đo  chỉ số Glucose của mình ở những khoảng thời gian đo này và đối chiếu chỉ số cho phù hợp để biết mình có mắc bệnh tiểu đường hay không.

>> Đọc thêm: Bài tập làm hạ đường trong máu

Chỉ số Glucose trong máu bao nhiêu là tiểu đường?

Với bệnh nhân đái tháo đường, chỉ số Glucose như sau:

  • Đo chỉ số Glucose lúc đói (trong khoảng 8 tiếng chưa ăn) ra kết quả là 126 mg/dl (7 mmol/l) trở lên thì chứng tỏ đã bị tiểu đường. Lưu ý là cần đo 2 lần liên tiếp để có kết quả chính xác hơn bởi đôi khi các thông số này có những dao động lên xuống không đồng nhất. Trong trường hợp đo lại mà kết quả chỉ số sau dưới 110 mg/dl (6,1 mmol/l) nên đem kết quả tới bác sĩ để được tư vấn phù hợp.
  • Nếu mức Glucose đo lúc đói trong khoảng 110 - 126 mg/dl (6,1 - 7 mmol/l) thì đang nằm trong giai đoạn bị rối loạn đường huyết lúc đói. Nói cách khác thì đây là giai đoạn tiền tiểu đường. Có khoảng 40% người có chỉ số Glucose như này sẽ mắc bệnh tiểu đường trong 4 - 5 năm sau. Cho nên, nếu đang trong khoảng chỉ số này thì bạn cần có lộ trình điều trị phù hợp, tránh xảy ra bệnh nặng rồi mới điều trị vì vừa kém hiệu quả lại tốn nhiều chi phí.
Bảng đo chỉ số đường huyết hỗ trợ chẩn đoán bệnh tiểu đường
Bảng đo chỉ số đường huyết hỗ trợ chẩn đoán bệnh tiểu đường.

 

Nếu bị tiểu đường hay rối loạn đường huyết lúc đói thì người bệnh cũng không quá lo lắng. Với chế độ ăn ít tinh bột, giữ cân nặng ở mức hợp lý, sống lạc quan và duy trì hoạt động thể dục thể thao đều đặn hoàn toàn có thể sống khỏe mạnh bình thường mà chưa cần điều trị bệnh tiểu đường.

>< Xem thêm: thuốc nam trị tiểu đường