Biến chứng của bệnh tiểu đường như thế nào?

Biểu hiện bệnh tiểu đường là gì?

Cả 4 loại tiểu đường trên đều có chung những dấu hiệu bệnh tiểu đường. Những biểu hiện này có thể không thực sự rõ ràng, khiến người bệnh rất khó nhận biết.

– Cảm thấy kiệt sức và mệt mỏi

– Có cảm giác cực kỳ khát, hay còn được gọi là chứng khát nhiều

– Ngứa, đau hoặc tê ở tay/chân (thường xuất hiện ở những ai bị tiểu đường tuýp 2)

– Đi tiểu nhiều, đôi khi đi thường xuyên mỗi giờ, còn gọi là chứng tiểu nhiều

– Bị sụt cân (thường xuất hiện ở những ai bị tiểu đường tuýp 1)

– Thường xuyên có cảm giác đói, đặc biệt là thèm đồ ngọt

Bạn có thể có hoặc không có các triệu chứng khác như:

– Khô miệng

– Mờ mắt

– Chậm lành vết loét hoặc vết cắt

– Nhiễm trùng âm đạo thường xuyên ở phụ nữ

– Nhiễm nấm men hoặc nấm candida

– Ngứa da, đặc biệt là ở bẹn hoặc khu vực âm đạo

Những biểu hiện của bệnh tiểu đường

>> Xem thêm:  chẩn đoán tiểu đường type 1

Biến chứng của bệnh tiểu đường như thế nào?

Thế giới có 3 đại dịch lớn là ung thư, tim mạch, AIDS thì giờ tiểu đường trở thành đại dịch thứ 4. Bởi chính sự chủ quan của người bệnh đã dẫn đến những biến chứng nặng nề.

Biến chứng cấp tính

Biến chứng cấp tính xảy ra đột ngột trong thời gian ngắn. Bạn có thể cảm thấy cồn cào, run rẩy, choáng váng đánh trống ngực,…có thể gây hôn mê hoặc thậm trí gây tử vong nếu không chữa kịp thể.  

Nguyên nhân gây ra biến chứng này có thể do dùng liều thuốc hạ đường huyết hoặc insulin, ăn kiêng quá mức, uống rượu nhiều,… Nếu bị hạ đường huyết ở thể nhẹ thì có thể ăn cháo loãng, soups, nghỉ ngơi hoặc uống nước đường. Trường hợp hạ đường huyết nặng cần phải nhanh chóng đưa đi cấp cứu ngay. 

Biến chứng mạn tính

Bản chất của bệnh này là rối loạn chuyển hóa đường mạn tính. Hậu quả là làm tăng đường huyết kéo dài và có thể gây nguy hiểm, có thể tử vong.

– Biến chứng hệ tim mạch: Tổn thương tim mạch như bệnh cao huyết áp, mạch vành tim, xơ cứng động mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não,…

– Biến chứng thần kinh ngoại biên: Tổn thương thần kinh như thần kinh thực vật và bệnh thần kinh ngoại biên. Nếu không chữa kịp thời có thể phải cắt cụt chân hoặc bị tử vong.

– Biến chứng đến thận: Tổn thương thận như suy giảm chứng năng lọc, bài tiết của thận và suy thận nặng.

– Biến chứng mắt: do những mạch máu nhỏ tại võng mạc dễ bị nghẽn, vỡ trong lòng mắt dẫn đến các bệnh lý về võng mạc. Ngoài ra có thể bị đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, gây mù lòa.

– Biến chứng nhiễm trùng: Lượng đường trong máu quá cao tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, dẫn đến nhiễm trùng máu, nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng hệ tiêu hóa,…

>> Xem thêm: phác đồ điều trị tiểu đường type 2

Điều trị đái tháo đường theo y học cổ truyền

Điều trị đái tháo đường theo y học cổ truyền - điều trị tiểu đường bằng đông y

Theo Y học cổ truyền tiêu khát gồm nhiều thể bệnh và có pháp điều trị và bài thuốc cho từng thể bệnh như sau:

Thể phế táo vị nhiệt (Thiên về thượng tiêu)

 

>> Tham khảo: thực đơn cho người tiểu đường

* Chứng trạng: Phiền khát uống nhiều, hay đói, hình dáng gầy còm, miệng khô lưỡi ráo, mép lưỡi nhọn đỏ, mạch hoạt sác.

* Pháp điều trị: Nhuận táo dưỡng âm thanh nhiệt

* Bài thuốc: Bạch hổ gia nhân sâm thang phối hợp ích vị thang gia giảm: Sinh thạch cao 60g (sắc trước), Cam thảo 6g, Sa sâm 15g, Sinh địa 30g, Thiên hoa phấn 15g, Tri mẫu 15g, Đẳng sâm 15g, Mạch đông 12g, Ngọc trúc 15g.

Thể thận âm suy (thiên về hạ tiêu)

* Chứng trạng: Tiểu nhiều lần lượng nhiều, nước tiểu ngầu đục như nước đường, eo lưng mỏi mất sức, miệng khô lưỡi đỏ, hoặc lưỡi nhẵn đỏ không rêu, mạch tế sác.

* Pháp điều trị: Tư dưỡng thận âm

* Bài thuốc: Lục vị Địa hoàng hoàn gia giảm: Sinh đại 15g, Hoài sơn dược 30g, Phục linh 12g, Trạch tả 12g, Nữ trinh tử 12g, Bạch thược 12g, Thục địa 15g, Sơn thù du 15g, Đan bì 9g,  Cẩu kỷ tử 12g, Đồng tật lê 12g.

Thể trường vị hoả uất (Thiên về trung tiêu)

* Chứng trạng: Ăn nhiều, chóng đói, cồn ruột, gầy sút nhanh.

* Phương pháp điều trị: Dưỡng vị sinh tân

* Bài thuốc: Tăng dịch thăng: Huyền sâm 32g, Sinh địa 32g, Mạch môn 32g, Thiên hoa phấn 32g, Hoàng liên 10g.

Thể âm dương đều hư:

* Chứng trạng: Tiểu nhiều lần, nước tiểu vẩn đục như nước đường, sắc mặt xám đen hoặc trắng bệch, hoặc có phù, hoặc đi ngoài nát loãng, nặng thì đi lỏng, sợ rét sợ lạnh, lưỡi nhạt rêu trắng, mạch trầm tế vô lực.

* Pháp điều trị: Tư dưỡng thận âm, ôn bổ thận dương.

* Bài thuốc: Kim quỹ thận khí hoàn: Thục đia 30g, Sơn thù du 15g, Đan bì 9g, Nhục quế 3g (nuốt), Sơn dược 30g, Phục linh 15g, Trạch tả 9g, Phụ tử 6g (sắc trước)

Thể ứ huyết

* Chứng trạng: Quá trình bệnh lâu ngày, hoặc bệnh này phối hợp với biến đổi bệnh huyết quản tim mạch não, chất lưỡi tối hoặc có ban ứ, chấm ứ, mạch tế sáp.

* Pháp điều trị: Hoạt huyết hoá ứ

* Bài thuốc: Cách hạ trục ứ thang gia giảm: Ngũ linh chi 15g, Xuyên khung 9g, Đương quy 12g, Đào nhân 9g, Đan bì 9g, Diên hồ sách 9g, Hồng hoa 9g, Xích thược 9g, Ô dược 6g, Chỉ xác 9g.

Các bài thuốc trên cho vào 1 lít nước, sắc lấy n300ml nước thuốc, chia uống 3 lần trong ngầy sau khi ăn 30 phút.

>> Xem thêm:  tiểu đường ăn vú sữa được không

Biện pháp kết hợp làm tăng hiệu quả của thuốc tiểu đường

Biện pháp kết hợp làm tăng hiệu quả của thuốc tiểu đường

Uống thuốc tiểu đường vào lúc nào - Thuốc là con dao hai lưỡi, bên cạnh tác dụng điều trị bệnh luôn có tác dụng không mong muốn đi kèm. Do đó, người bệnh không được lạm dụng thuốc, đồng thời kết hợp với một số biện pháp để tăng hiệu quả của thuốc. Dưới đây là một vài lời khuyên cho bạn: 

>> Tham khảo: bệnh tiền tiểu đường có chữa được không

Xây dựng chế độ ăn hợp lý

Người bệnh cần duy trì chế độ ăn hạn chế đồ ngọt, thực phẩm giàu tinh bột (tránh đường huyết tăng cao), tránh thực phẩm giàu Lipid (ngăn ngừa biến chứng tim mạch do tiểu đường gây ra). 

Thay vào đó, người bệnh cần bổ sung rau xanh, trái cây và thực hiện chế độ ăn nhiều bữa, đặc biệt không được bỏ bữa sáng. 

Tập luyện thể dục thể thao 

Đây là cách nâng cao sức khỏe, ngăn ngừa biến chứng tiểu đường như tăng huyết áp, máu nhiễm mỡ, các bệnh lý tim mạch… 

Người bệnh nên tập thể dục nhẹ nhàng bằng cách đi bộ, chạy bộ, đạp xe hay chơi thể thao, mỗi ngày 30-45 phút để cải thiện bệnh tốt nhất. 

Hạn chế chất kích thích

Rượu, bia, thuốc lá, cafe là các chất kích thích làm giảm tác dụng của thuốc và gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh, khiến bệnh tiến triển nhanh hơn và các biến chứng xuất hiện sớm hơn. Do đó, người bệnh cần hạn chế sử dụng, từ bỏ các chất kích thích.

Trên đây là các thuốc điều trị tiểu đường cùng các biện pháp làm tăng hiệu quả sử dụng thuốc. Bạn tham khảo trước khi dùng thuốc và áp dụng để bệnh được cải thiện tốt nhất nhé.

>> Xem thêm: chỉ số biến chứng tiểu đường

Vì sao những người bệnh tiểu đường dễ bị suy thận?

Người bệnh tiểu đường (đái tháo đường) dễ bị suy thận, do khi đường huyết cao sẽ gây ra tổn thương mạch máu ở thận, ảnh hưởng dây thần kinh truyền đến bàng quang và nhiễm trùng đường tiểu.



ThS BS. Trần Viết Thắng - Khoa Nội tiết Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM) cho biết, bệnh đái tháo đường dễ gây tổn thương cho thận bằng nhiều cơ chế.
3 cơ chế khiến bệnh đái tháo đường dễ gây tổn thương cho thận

Thứ nhất là sự tổn thương các mạch máu ở thận. Các đơn vị lọc của thận có rất nhiều mạch máu nhỏ. Khi đường huyết cao sẽ gây tổn thương các mạch máu này, làm các mạch máu bị hẹp lại hay tắc nghẽn dẫn đến thiếu máu và làm tổn thương các đơn vị lọc này, làm cho albumin (là một loại protein) bị mất qua nước tiểu, theo thời gian sẽ dẫn đến suy thận.

Theo bác sĩ Thắng, nguyên nhân thứ 2, khiến bệnh đái tháo đường dễ gây tổn thương cho thận là do tổn thương các dây thần kinh. Các dây thần kinh có vai trò quan trọng trong việc truyền thông tin giữa não và các bộ phận khác trong cơ thể, bao gồm bàng quang. Tín hiệu thần kinh từ bàng quang báo cho não biết bàng quang đầy và có cảm giác mắc tiểu.

"Khi đường huyết cao sẽ làm tổn thương những tín hiệu thần kinh này, người bệnh sẽ không cảm nhận được khi nào bàng quang đầy để đi tiểu kịp thời, làm tăng áp lực của bàng quang cũng làm thận bị tổn thương", Bác sĩ Thắng phân tích.
Thứ 3 là nhiễm trùng đường tiểu. Đường huyết cao là một yếu tố thuận lợi làm người bệnh dễ bị nhiễm trùng đường tiểu hơn thông thường. Ngoài ra, tình trạng ứ đọng nước tiểu cũng làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu, đa số người bệnh có nhiễm trùng đường tiểu dưới nhưng một số trường hợp nhiễm trùng có thể lan lên thận và làm tổn thương thận.
>> Tham khảo: 
bệnh tiểu đường type 1
Làm thế nào để biết phát hiện tổn thương thận ở người bệnh đái tháo đường?

Bác sĩ Thắng cho biết, hầu hết những người bị tổn thương thận giai đoạn đầu hoàn toàn không có triệu chứng gì nên cách tốt nhất để phát hiện sớm tổn thương thận là xét nghiệm tầm soát bằng cách kiểm tra chức năng thận và xét nghiệm nước tiểu mỗi năm một lần. Xét nghiệm này kiểm tra một lượng rất nhỏ protein trong nước tiểu được gọi là albumin niệu, giúp phát hiện những tổn thương thận ở giai đoạn sớm.

>> Xem thêm: bệnh tiểu đường type 2 có chữa được không

 

Cách ăn bánh cuốn để không tăng đường huyết

Cách ăn bánh cuốn để không tăng đường huyết

Tiểu đường có ăn được bánh cuốn không - Một tuần có 7 ngày bạn không nên ăn sáng cả 7 bữa đó bằng các loại bánh cuốn, bánh ướt, bánh giày giò, bún, miến… mà nên thay đổi. Lấy ví dụ ăn 2 bữa bánh cuốn/bánh ướt, 1 bữa ăn khoai lang, 1 – 2 bữa là bún/miến, 1 – 2 bữa là yến mạch trộn sữa chua với rau củ quả… Cách ăn thay đổi như vậy sẽ giúp bạn không bị chán mà đảm bảo đủ chất xơ hòa tan.

Ngoài ra, các bữa sáng nếu bạn đã ăn bằng thực phẩm có nhiều tinh bột, thì trong các bữa chính, bạn nên bỏ bớt một phần cơm mà nên ăn thêm các loại rau xanh. Ví dụ sáng nay bạn ăn một dĩa nhỏ bánh cuốn, thì bữa trưa nên bớt lại 1/2 chén cơm.

Người tiểu đường cần phải tuân thủ một số lưu ý khi ăn bánh cuốn
Người tiểu đường cần phải tuân thủ một số lưu ý khi ăn bánh cuốn

Lưu ý khi ăn, bạn nên ăn kèm cùng nhiều rau xanh, hạn chế ăn giò chả. Bởi các loại giò chả chế biến sẵn có chứa nhiều chất béo xấu, nhiều muối nên không tốt cho tim mạch, huyết áp và thận. Bạn có thể ăn 1 lát giò mỏng chứ không nên ăn quá nhiều. Việc ăn kèm rau xanh sẽ giúp bổ sung chất xơ, nhờ đó giúp bạn có cảm giác no lâu hơn, đồng thời chất xơ sẽ làm chậm hấp thu đường sau khi ăn, nên mức đường trong máu sẽ không tăng cao đột biến mà lên một cách từ từ.

>> Tham khảo:  chỉ số đường huyết của khoai mì

Một số lưu ý cho người tiểu đường khi ăn các loại bánh từ gạo

Để tránh bị tăng đường huyết khi ăn bánh chưng, bánh bao hay bánh cuốn, bạn nên lưu ý các điểm sau:

  • Chỉ ăn khoảng 100-150g bánh trong mỗi lần và cách nhau ít nhất 8h. Nên ăn kèm với nhiều loại rau xanh để làm giảm khả năng hấp thu đường.
  • Nếu bạn đã chọn bánh, bạn có thể bỏ tương đương một phần cơm hàng ngày. Ví dụ, ăn sáng bằng bánh cuốn, bánh bao thì sẽ không ăn  cơm nữa.
  • Nên đo đường huyết trước và sau khi ăn bánh để xem đường máu có tăng nhiều không. Nếu có, bạn cần giảm bớt phần bánh cho lần ăn kế tiếp.
  • Ngoài việc chú ý khi ăn các loại bánh, bạn cũng cần ăn giảm những thức ăn chứa chất bột đường khác như cơm, bún, miến, phở… Tốt nhất, trước khi ăn các thực phẩm này nên ăn tối thiểu 1 bát con rau luộc để làm chậm quá trình tiêu hóa.
Người bệnh tiểu đường có thể ăn các loại bánh từ bột gạo nhưng nên ăn ở một mức độ vừa phải
Người bệnh tiểu đường có thể ăn các loại bánh từ bột gạo nhưng nên ăn ở một mức độ vừa phải

Bên cạnh đó, bạn cần dùng thuốc theo chỉ định, tập luyện thường xuyên và có thể tham khảo sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ ổn định đường huyết và phòng ngừa biến chứng.

 

>> Xem thêm: tiểu đường có uống được nụ tam thất không

Khi nào nên dừng uống thuốc tiểu đường?

Khi nào nên dừng uống thuốc tiểu đường? uống thuốc tiểu đường có hại gì

Rất nhiều người bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường thắc mắc việc khi nào dừng uống thuốc tiểu đường? Trên thực tế thì việc dùng thuốc tiểu đường không hẳn là phải dùng suốt đời mà trong một số trường hợp, bác sĩ có thể cân nhắc giảm liều hoặc tạm dừng sử dụng thuốc hạ đường huyết.

Một số trường hợp có thể giảm liều hay ngưng sử dụng thuốc tiểu đường như:

  • Các chỉ số đường huyết ổn định bao gồm: HbA1c < 6.5 %, đường huyết khi đói < 6 mmol / l, đường huyết sau ăn 2h < 7.8 mmol / l trong vòng ít nhất 6 tháng liên tục.
  • Người bệnh dùng thuốc nhưng đúng cách và thường xuyên bị hạ đường huyết: Dấu hiệu nhận biết hạ đường huyết như vã mồ hôi, run, tê bì chân tay, hoa mắt, đau đầu, đói, mệt,...
  • Không dùng thuốc có tác dụng gây hạ đường huyết nếu trước khi uống hay tiêm đo chỉ số đường huyết thấp vì nguy cơ hạ đường huyết rất nguy hiểm.

Người bệnh thường được chỉ định giảm liều hoặc tạm ngưng thuốc và cần tuân thủ chế độ ăn uống và sinh hoạt nghiêm ngặt theo yêu cầu của bác sĩ để giữ các chỉ số ổn định. Đặc biệt, khi ngừng thuốc, người bệnh phải thường xuyên tự theo dõi đường huyết tại nhà và thăm khám sức khỏe định kỳ.

Người bệnh nên tránh việc tự ngừng uống thuốc tiểu đường khi thấy các triệu chứng thuyên giảm, vì các triệu chứng không thể phản ánh hết được tình trạng thực tế. Làm như vậy rất nguy hiểm, không kiểm soát được đường huyết và làm biến chứng xuất hiện sớm.

Người bệnh tránh tự ý ngừng uống thuốc tiểu đường để tránh các biến chứng
Người bệnh không được tự ý ngừng uống thuốc tiểu đường để tránh các biến chứng
 

4. Các biện pháp kiểm soát tốt đường huyết

Thuốc có khả năng điều trị nhanh, hiệu quả, tuy nhiên, không tránh khỏi các tác hại không mong muốn. Để hạn chế tối đa việc dùng thuốc thì người bệnh cần theo dõi đường huyết thường xuyên kết hợp với việc thay đổi lối sống lành mạnh.

  • Không nên bỏ bữa sáng và nên chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa trong ngày để hạn chế nguy cơ hạ đường huyết.
  • Hạn chế việc ăn nhiều đường để cho đường huyết không tăng cao đột ngột sau ăn, gây nguy hiểm cho người bệnh. Hạn chế thực phẩm giàu cholesterol  vì làm tăng nguy cơ bị máu nhiễm mỡ dẫn đến các biến chứng tiểu đường như tăng huyết áp, các bệnh tim mạch,  bệnh thận,...; ăn nhạt, giảm muối; tăng cường sử dụng rau xanh và trái cây có chỉ số đường huyết thấp.
  • Tập luyện thường xuyên: Tập luyện thể dục thể thao giúp cơ thể dẻo dai, nâng cao sức khỏe, đồng thời tăng tuần hoàn lưu thông, mạch máu đàn hồi tốt hơn. Nhờ đó, người bệnh tiểu đường có thể tránh hay giảm nhẹ các biến chứng tăng huyết áp, biến chứng tim mạch. Nên dành khoảng 30 phút mỗi ngày để tập các môn thể thao phù hợp.
  • Bỏ hút thuốc lá, uống cafe vì có thể làm tăng nguy cơ mắc biến chứng tiểu đường, khiến bệnh tiến triển nặng hơn. Do nicotin trong thuốc lá và cafein gây kích thích thần kinh, dẫn đến tình trạng co mạch, tăng áp lực lên thành mạch, lâu ngày dẫn đến tăng huyết áp.
  • Hạn chế uống rượu bia vì có thể gây độc với gan, giảm chuyển hóa mỡ gây ra gan nhiễm mỡ, tăng mỡ máu là yếu tố dẫn đến nguy cơ xuất hiện sớm các biến chứng tiểu đường.
  • Tránh thức khuya vì nó có thể gây hại cho sức khỏe của người bệnh tiểu đường, cũng có thể là điều kiện thuận lợi cho bệnh nhanh xuất hiện biến chứng.

>> Xem thêm: 

 

Những ai có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Những ai có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường (Đái tháo đường)

  • Tuổi ≥ 45;
  • Thừa cân hoặc béo phì;
  • Lối sống ít vận động;
  • Tiền sử gia đình có đái tháo đường;
  • Tiền sử có suy giảm điều hòa glucose;
  • Đái tháo đường thai kì hoặc cân nặng sau sinh > 4,1 kg;
  • Tiền sử tăng huyết áp, bệnh tim mạch;
  • Rối loạn lipid máu;
  • Hội chứng buồng trứng đa nang;
  • Người chủng tộc da đen, người Tây Ba Nha, người Mỹ gốc Á hoặc gốc Ấn Độ;
  • Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường (Đái tháo đường).

>> Tham khảo: bệnh tiểu đường tuýp 1 có nguy hiểm không

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường (Đái tháo đường)

  • Hút thuốc lá;
  • Béo phì, ít vận động;
  • Phụ nữ mang thai,…

>> Xem thêm:  bệnh tiểu đường type 2 và cách điều trị