Khi nào nên dừng uống thuốc tiểu đường?

Khi nào nên dừng uống thuốc tiểu đường? uống thuốc tiểu đường có hại gì

Rất nhiều người bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường thắc mắc việc khi nào dừng uống thuốc tiểu đường? Trên thực tế thì việc dùng thuốc tiểu đường không hẳn là phải dùng suốt đời mà trong một số trường hợp, bác sĩ có thể cân nhắc giảm liều hoặc tạm dừng sử dụng thuốc hạ đường huyết.

Một số trường hợp có thể giảm liều hay ngưng sử dụng thuốc tiểu đường như:

  • Các chỉ số đường huyết ổn định bao gồm: HbA1c < 6.5 %, đường huyết khi đói < 6 mmol / l, đường huyết sau ăn 2h < 7.8 mmol / l trong vòng ít nhất 6 tháng liên tục.
  • Người bệnh dùng thuốc nhưng đúng cách và thường xuyên bị hạ đường huyết: Dấu hiệu nhận biết hạ đường huyết như vã mồ hôi, run, tê bì chân tay, hoa mắt, đau đầu, đói, mệt,...
  • Không dùng thuốc có tác dụng gây hạ đường huyết nếu trước khi uống hay tiêm đo chỉ số đường huyết thấp vì nguy cơ hạ đường huyết rất nguy hiểm.

Người bệnh thường được chỉ định giảm liều hoặc tạm ngưng thuốc và cần tuân thủ chế độ ăn uống và sinh hoạt nghiêm ngặt theo yêu cầu của bác sĩ để giữ các chỉ số ổn định. Đặc biệt, khi ngừng thuốc, người bệnh phải thường xuyên tự theo dõi đường huyết tại nhà và thăm khám sức khỏe định kỳ.

Người bệnh nên tránh việc tự ngừng uống thuốc tiểu đường khi thấy các triệu chứng thuyên giảm, vì các triệu chứng không thể phản ánh hết được tình trạng thực tế. Làm như vậy rất nguy hiểm, không kiểm soát được đường huyết và làm biến chứng xuất hiện sớm.

Người bệnh tránh tự ý ngừng uống thuốc tiểu đường để tránh các biến chứng
Người bệnh không được tự ý ngừng uống thuốc tiểu đường để tránh các biến chứng
 

4. Các biện pháp kiểm soát tốt đường huyết

Thuốc có khả năng điều trị nhanh, hiệu quả, tuy nhiên, không tránh khỏi các tác hại không mong muốn. Để hạn chế tối đa việc dùng thuốc thì người bệnh cần theo dõi đường huyết thường xuyên kết hợp với việc thay đổi lối sống lành mạnh.

  • Không nên bỏ bữa sáng và nên chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa trong ngày để hạn chế nguy cơ hạ đường huyết.
  • Hạn chế việc ăn nhiều đường để cho đường huyết không tăng cao đột ngột sau ăn, gây nguy hiểm cho người bệnh. Hạn chế thực phẩm giàu cholesterol  vì làm tăng nguy cơ bị máu nhiễm mỡ dẫn đến các biến chứng tiểu đường như tăng huyết áp, các bệnh tim mạch,  bệnh thận,...; ăn nhạt, giảm muối; tăng cường sử dụng rau xanh và trái cây có chỉ số đường huyết thấp.
  • Tập luyện thường xuyên: Tập luyện thể dục thể thao giúp cơ thể dẻo dai, nâng cao sức khỏe, đồng thời tăng tuần hoàn lưu thông, mạch máu đàn hồi tốt hơn. Nhờ đó, người bệnh tiểu đường có thể tránh hay giảm nhẹ các biến chứng tăng huyết áp, biến chứng tim mạch. Nên dành khoảng 30 phút mỗi ngày để tập các môn thể thao phù hợp.
  • Bỏ hút thuốc lá, uống cafe vì có thể làm tăng nguy cơ mắc biến chứng tiểu đường, khiến bệnh tiến triển nặng hơn. Do nicotin trong thuốc lá và cafein gây kích thích thần kinh, dẫn đến tình trạng co mạch, tăng áp lực lên thành mạch, lâu ngày dẫn đến tăng huyết áp.
  • Hạn chế uống rượu bia vì có thể gây độc với gan, giảm chuyển hóa mỡ gây ra gan nhiễm mỡ, tăng mỡ máu là yếu tố dẫn đến nguy cơ xuất hiện sớm các biến chứng tiểu đường.
  • Tránh thức khuya vì nó có thể gây hại cho sức khỏe của người bệnh tiểu đường, cũng có thể là điều kiện thuận lợi cho bệnh nhanh xuất hiện biến chứng.

>> Xem thêm: